Ngày nay, người ta kinh doanh trên thị trường theo nhiều cách khác nhau. Ai cũng nghĩ là mình đang làm đúng. Nhưng thực sự có đúng hay không thì chưa có ai biết được. Có người muốn kinh doanh theo kiểu thống trị, còn có người thích kinh doanh theo kiểu cạnh tranh.
Nếu phải đưa ra lựa chọn giữa thống trị và cạnh tranh thì bạn sẽ chọn giải pháp nào? Tức là thống trị luôn ở vị thế hàng đầu hay cạnh tranh để nắm vị trí đầu tiên, bạn chọn cái nào? Giải pháp nào cũng có cái giá của nó. Muốn thống trị thì bạn phải mất một khoảng thời gian để xây dựng lại bộ máy của mình, còn muốn cạnh tranh thì đơn giản hơn là làm những gì bạn vẫn đang làm. Apple là một ví dụ về thống trị. Nếu nghiên cứu kỹ thì bạn sẽ thấy rõ sự khác nhau giữa Apple và phần còn lại của thị trường. Apple phải mất 18 năm tính từ 1994 mới lên vị trị thứ nhất của 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới do Interbrand phát hành vào năm 2012.
Nếu chỉ đơn giản là cạnh tranh thì suốt ngày bạn chỉ lo về vấn đề giá cả, chất lượng, giá trị, dịch vụ và các vấn đề liên quan khác. Còn khi đã thống trị thì bạn cần đưa ra một mức giá cao và không bao giờ phải lăn tăn về đối thủ cạnh tranh. Đã bao giờ bạn thấy người ta nói rằng Iphone đắt chưa? Mặc dù giá họ đưa ra không hề rẻ. Nhiều lúc bạn tự hỏi: Mình có thể làm được như vậy sao? Ai đó có thể giúp tôi với? Điều đó có nghĩa là bạn chọn thống trị rồi. Bạn chọn đúng rồi đấy. Mấy ai dám mạo hiểm với một khái niệm mơ ước này.
Bạn đang kinh doanh nhưng thực chất bạn đang tham gia một trò chơi mà bạn không biết. Tôi có thể bàn về mọi vấn đề, nhưng ở đây tôi chỉ muốn bàn về kinh doanh. Trò chơi mà bạn tham gia có hai loại: một là có giới hạn và hai là không có giới hạn. Một là cạnh tranh và hai là thống trị.
Cạnh tranh thì đơn giản hơn. Các bạn thích làm theo cách này thì các bạn không cần làm gì cả bởi vì các bạn đang ở trong cuộc chơi như vậy. Các bạn chọn đối thủ và chiến đấu với họ. Các bạn đấu cho đến khi nào một trong hai rời khỏi khỏi cuộc chơi. Cuộc chơi sẽ phải có người thắng cuộc. Bạn hoặc người kia.
Một khái niệm mới tương tự đó là cuộc chiến có giới hạn và cuộc chiến không có giới hạn. Cuộc chiến có giới hạn là cuộc chiến cạnh tranh mà tôi đã nói ở trên. Cuộc chiến sẽ dừng lại khi một trong hai rời khỏi cuộc chơi. Còn cuộc chiến không có giới hạn là cuộc chiến của những ai muốn duy trì cuộc chiến. Mục đích của cuộc chiến này là không để nó kết thúc và buộc mọi người phải tiếp tục chơi. Hoặc là tiếp tục chơi cho đến khi một trong hai đạt được mục đích của mình.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta muốn duy trì cuộc chiến. Tôi xin đưa ra một ví dụ để mọi người hiểu rõ hơn nhé. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam, tại sao chúng ta lại giành chiến thắng? ( hiểu theo quan điểm như trên về cuộc chiến). Một bên là Mỹ và đồng minh tham gia cuộc chiến có giới hạn và muốn thắng sớm vì kết thúc sớm thì đỡ tốn tiền, đó là tâm lý của những người tham gia cuộc chiến dù ở cấp bậc nào. Và Mọi người đều nghĩ nhiều về cái tôi của mình. Như vậy là họ tham gia cuộc chiến có giới hạn. Tại sao tôi biết vậy, bởi vì họ luôn mong chóng kết thúc sớm để họ còn làm việc khác. Còn Việt nam chúng ta thì khác, tâm thế của chúng ta là tham gia cuộc chiến không giới hạn, chúng ta sẽ còn chiến đấu, và không ngừng chiến đấu cho đến khi nào giành được độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Chúng ta không quan trọng tốn bao nhiêu sức người, sức của. Mọi người đồng lòng góp tiền, góp sức cho cuộc chiến. Không phải lúc nào, giai đoạn nào chúng ta cũng thắng, nhưng chúng ta lại luôn tìm cách rút kinh nghiệm để chiến thắng trận sau. Chính vì thế kiểu gì chúng ta cũng sẽ thắng. Và chúng ta đã thắng.
Lại nói về quan điểm kinh doanh của Apple, họ cũng muốn duy trì cuộc chơi vô hạn. Tức là người bán tiếp tục bán và người mua tiếp tục mua. Muốn được như vậy, suy nghĩ của bên bán và bên mua sẽ như thế nào? Bên mua thì hoàn toàn phụ thuộc vào bên bán. Vậy bên bán nghĩ gì? Tham khảo một cuộc hội thảo cuối năm của Apple, người ta thấy rằng Apple không hề muốn đi cạnh tranh với các hãng khác mà họ nhằm vào việc làm sao cho khách hàng hài lòng và hướng dẫn cho khách hàng sử dụng sản phẩm của họ theo cách hiệu quả nhất.
Ngược lại, nếu bạn tham gia hội thảo của các doanh nghiệp có các mặt hàng kinh doanh khác thì họ chỉ tập trung vào việc tìm cách giành thắng lợi các đối thủ cạnh tranh khác trên một thị trường nào đó, họ nghiên cứu xem tại thị trường này họ xếp thứ mấy và doanh số bán hàng của họ thua những đối thủ nào để họ tìm cách vượt qua đối thủ đó. Tôi đã từng tham dự những cuộc họp như vậy.
Quan trọng là bạn thích tham gia cuộc chơi nào? Bạn nghĩ có quan trọng hay không việc bạn thắng đối thủ cạnh tranh của mình? Tại sao bạn cần vị trí số một? Bạn đứng đầu thị trường không có nghĩa là bạn có thể yên tâm với vị trí đó. Bạn sẽ luôn phải lo lắng xem ai muốn thay thế vị trí của bạn. Cái bạn đang quan tâm là cái tôi của chính bạn. Còn nếu bạn tham gia cuộc chơi không giới hạn, có nghĩa là cuộc chơi vô tận, mà để cho mọi người tiếp tục chơi thì chỉ có một cách là bạn phải nghĩ đến mọi người chứ không phải bản thân bạn hay một nhóm của bạn. Nếu các anh chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc chỉ nghĩ đến lúc mà mình nghỉ hưu thì liệu doanh nghiệp có còn tiếp tục phát triển sau đó. Cuộc chơi của các anh kết thúc nhưng của doanh nghiệp thì chưa đâu.
Kéo dài cuộc chơi mới khó. Còn để đứng vị trí số một thì bạn có hàng ti tỉ đối thủ để chiến đấu. Tại sao các cao thủ võ công không bao giờ yên phận mà họ thường đi tìm đối thủ mà thách đấu? Cái họ muốn là cái tôi của họ. Cứ cho là họ thắng hết mọi người đi thì họ liệu có còn sức lực để hưởng lộc hay không? Cờ bạc cũng vậy. Tâm lý chơi để thắng nên khiến cho người chơi không biết đến điểm dừng bởi vì đơn giản là họ khó có thể thắng nhà cái. Thắng ham vui còn thua thì ham gỡ. Họ sẽ tiếp tục tìm cách xoay tiền để chơi tiếp nếu bị thua. Đầu tư tiền ảo thì sao? Nếu ai thực sự nghĩ rằng người ta dùng tiền của mình đi đầu tư và chia lại cho mình khoảng 30-40%/tháng thì hãy nghĩ lại đi. Làm gì mà lãi thế? Đã là tiền ảo, không ai quản lý thì nó hoạt động ra sao và sống chết lúc nào, có thật sự công bằng cho những người chơi không thì không ai trả lời được. Hay tâm lí chúng ta là mình sống là được rồi, ai chết kệ ai. Cho nên người vào đầu thoát sớm thì thắng còn người vào sau rút chậm thì lãnh đủ.
Một ví dụ nữa là những người trúng xổ số. Họ đã may mắn trúng giải đặc biệt. Cuộc chơi của họ kết thúc ngay tại đó. Họ dùng tiền thắng được vào việc gì? Và ước mơ trúng số tiếp tục không lúc nào rời khỏi suy nghĩ của họ. Người ta tổng kết là dài nhất là 7 năm những người trúng số sẽ quay lại vị trí ban đầu vốn có của họ.
Các bạn nghĩ đi chúng ta sẽ sống trong bao nhiêu lâu? Cuộc chơi của chúng ta sẽ kéo dài 30 hay 50 năm tính từ lúc chúng ta trưởng thành. Chúng ta không bắt đầu cuộc chơi ngay mà chúng ta cần tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm. Khi đến 40 tuổi, các bạn còn muốn đi xin việc nữa không? 50 tuổi, các bạn đã bắt đầu làm cho mình chưa? Các bạn sẽ làm gì nếu trước đó các bạn chỉ tạo ra thu nhập cho người khác, thực hiện ước mơ cho người khác? Sau này, liệu có còn ai nhớ đến bạn không? Các bạn sẽ để lại gì cho nhân loại hay chỉ là di chúc lại tiền của cho con cái?
Vậy làm sao để cuộc chơi kéo dài mãi? Tôi từng làm qua nhiều công việc. Có những công việc tôi rất thành công trong mắt những người khác nhưng tôi lại không muốn tiếp tục. Tại sao? Đơn giản là khi tôi muốn giúp đỡ người khác thì tôi rất thành công nhưng tôi không thể lan toả suy nghĩ của tôi cho mọi người nên chỉ có mình tôi làm việc là có hứng và có động cơ. Mà làm một mình không thể đi xa được. Hơn nữa, Tôi không thể vừa làm việc và vừa chăm lo cho gia đình. Tôi phải ra quyết định lựa chọn nên cuộc chơi của tôi đã kết thúc sớm. Nay tôi biết cách để kéo dài cuộc chơi. Cuộc chơi chỉ kéo dài khi tất cả mọi người đều muốn kéo dài. Tôi muốn nói đến Người bán và người mua. Người mua chỉ tiếp tục mua khi họ còn yêu thích sản phẩm, dịch vụ và công ty. Người bán chỉ tiếp tục bán khi họ còn yêu nghề và làm vì một mục đích cao cả. Người bán ở đây là tôi muốn nói đến toàn bộ công nhân viên của một công ty. Vậy làm như thế nào? Người mua thì dễ hơn rồi. Họ chỉ bỏ tiền ra mua khi sản phẩm hay dịch vụ khi họ nghĩ rằng họ có được nhiều hơn số tiền họ đã bỏ ra. Còn người bán thì muốn làm được thì phải hiểu được 1. Nguyên tắc của cuộc chơi không giới hạn, 2. Họ phải chọn theo cách muốn thống trị, không phải cạnh tranh. 3. Họ cần biết cách kích hoạt Thương hiệu công ty từ trong ra ngoài. Cái này làm khó và lâu dài. Tôi đã sẵn sàng giúp đỡ những ai muốn làm điều này.
Các bạn suy nghĩ trả lời như thế nào nhé: 1. Bạn có thể bán bất cứ thứ gì cho bất cứ ai không? Không. Đơn giản là khi bạn gặp những người không có nhu cầu lúc đó hay những người không có tiền. Nhưng bạn có thể tìm thấy người mua cho những gì bạn muốn bán. Công cụ thì nhiều, bạn có thể sử dụng facebook. 2. Bạn muốn thống trị thị trường hay cạnh tranh để tồn tại? Câu trả lời sẽ vẽ hướng đi cho bạn. 3. Bạn muốn trở thành một người biết làm mọi việc hay chỉ cần giỏi một việc thôi? Tại sao? Thực ra quĩ thời gian của bạn có hạn nên việc bạn giỏi tất cả mọi việc thì khó xảy ra. Bạn chỉ cần giỏi trong một việc mà bạn yêu thích. Như vậy bạn mới có cơ hội hợp tác với nhiều bạn khác.
Điểm phân biệt giữa cuộc chơi có giới hạn và cuộc chơi không giới hạn như sau: nếu thiếu những nhân tố sau, cuộc chơi không giới hạn sẽ biến thành cuộc chơi có giới hạn: 1. Bạn phải biết lý do để bạn tồn tại và làm sao bạn có thể thuyết phục người khác tin vào những gì bạn đang tin 2. Bạn phải có tài lãnh đạo, tức là bạn phải biết hy sinh lợi ích của riêng mình và vì lợi ích của những người xung quanh bạn. 3. Bạn phải tạo ra môi trường tin tưởng, có nghĩa là mọi người sẵn sàng nhận lỗi khi có sai sót chứ không phải là giấu biến hay lấp liếm những sai sót của mình. 4. Đánh giá lại mục tiêu và những thành tựu đạt được. Mục tiêu của bạn không đơn giản là những con số, nó là những gì bạn có được từ đội nhóm của bạn. Ví dụ, xăng chỉ đơn giản là để cho xe chạy, chúng ta không sở hữu xe là vì chúng ta sẽ mua xăng cho xe chạy. Mà chúng ta dùng xe để đi đến những nơi cần đến. Làm doanh nghiệp cũng vậy, các bạn không thuê người để có được những doanh số nhất định, mà các bạn lập ra đội nhóm để cùng nhau đi đến một đỉnh cao nào đó. Và cuối cùng 5. Bạn phải biết linh hoạt trong công việc, tức là thay đổi lúc cần thiết. Không có đúng hay sai, bạn cần phải biết thay đổi khi cần thiết. Tôi xin kết thúc bài luận của tôi ở đây.
Tôi là Lê Tuấn Anh, tôi đã nghiên cứu, giảng dạy và thực hành việc kích hoạt Thương hiệu cá nhân và Thương hiệu công ty hơn 17 năm. Tôi sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ những ai quan tâm đến bài luận tôi trình bày ở trên. Liên lạc với tôi rất đơn giản tại đây https://www.facebook.com/tavietbrand hoặc admin@thongtrivn.com . Các bạn hãy tìm kiếm tavietbrand trong cửa sổ tìm kiếm của facebook.